Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của nhà nước dành riêng cho những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Cụ thể, thông tin nhà ở xã hội là gì và ai được mua nhà ở xã hội sẽ có trong bài viết.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là cụm từ chỉ loại hình nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, dành cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dựa theo quy định tại Luật nhà ở.

Cụ thể, nhà nước sẽ có sự hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, nhờ đó người mua nhà được hưởng mức giá ưu đãi hơn nhiều so với căn hộ thuộc diện thương mại.

Nhà ở xã hội thuộc sở hữu, quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là cơ quan trung ương hoặc địa phương) hoặc được tổ chức phi lợi nhuận xây dựng nhằm cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho các đối tượng như công chức nhà nước, người có thu nhập thấp chưa có nhà ở thuê hoặc mua.

Nhà ở xã hội là gì? Ai được mua nhà ở xã hội?
Nhà ở xã hội là gì? Ai được mua nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội tại Việt Nam thường được chia thành 2 loại:

  • Nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng.
  • Nhà ở do doanh nghiệp tư nhân xây dựng, sau đó bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo nhiều hình thức đặc thù.

Vậy ai được mua nhà ở xã hội? Điều kiện mua nhà là gì? Chi tiết sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.

Ai được mua nhà ở xã hội?

Tại Điều 5, Luật nhà ở xã hội, điều kiện để mua nhà ở xã hội đã được quy định rõ ràng. Theo đó, người mua nhà cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Người mua nhà ở xã hội thuộc diện khó khăn về chỗ ở, chưa được nhà nước giao đất theo quy định pháp luật về đất đai.
  • Là người đang trong thời điểm đi thuê, mượn nhà hoặc ở nhờ nhà người khác, có nhà nhưng bị nhà nước thu hồi để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng.
  • Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung trương nơi có dự án nhà ở xã hội.
  • Người thu nhập thấp muốn mua nhà ở xã hội phải là người không thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định.

Cụ thể, đối tượng mua nhà ở xã hội gồm có:

  • Những người có công đối với cách mạng.
  • Hộ nghèo và cận nghèo sống tại nông thôn.
  • Hộ gia đình tại nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng từ thiên tai và biến đổi khí hậu.
  • Người có thu nhập thấp, hộ nghèo hoặc cận nghèo tại đô thị.
  • Cán bộ công chức, viên chức và sĩ quan chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • Công nhân làm việc tại khu kinh tế, khu công nghiệp, các khu chế xuất và khu công nghệ cao.
  • Đối tượng phải trả lại nhà công vụ mà gặp khó khăn về nhà ở.
Ai được mua nhà ở xã hội? Thêm các dự án nhà ở xã hội được xây dựng nhằm hỗ trợ người có thu nhập thấp
Thêm các dự án nhà ở xã hội được xây dựng nhằm hỗ trợ người có thu nhập thấp

Pháp lý nhà ở xã hội

Ngoài vấn đề ai được mua nhà ở xã hội, pháp lý của nhà ở xã hội cũng được nhiều người quan tâm.

Tại Luật nhà ở 2014, pháp lý nhà ở xã hội được quy định cụ thể và rõ ràng. Sau khi mua nhà ở 5 năm, người sở hữu có quyền mua bán, chuyển nhượng nhà cho người khác. Tuy nhiên, có một số loại nhà ởxã hội thuộc diện nhà cho thuê thì không thể mua bán được. Nếu vẫn muốn chuyển nhượng, chủ sở hữu phải tiến hành làm giấy ủy quyền sử dụng tài sản cho người đó.

Mục đích của nhà ở xã hội là tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp. Vì vậy, việc mua bán loại hình này cũng cần phải có chính sách ràng buộc và xét duyệt nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, đồng thời tránh được sự lợi dụng, tham nhũng.

Xét về thời hạn sở hữu, nhà ở xã hội hiện có 2 dạng là nhà ở xã hội lâu năm và sở hữu trong 50 năm. Với nhà ở sở hữu 50 năm, chủ nhân phải bàn giao lại cho chủ đầu tư dự án sau 50 năm sử dụng. Khi đó, bạn sẽ chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sử dụng sở hữu.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc ai được mua nhà ở xã hội. Hiện các dự án nhà ở xã hội đã và đang xuất hiện nhiều hơn nhằm giúp cho nhiều người có được cơ hội ở trong môi trường an toàn, ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, khi mua nhà ở nhà hội, người dân cũng cần chú ý đến vấn đề pháp lý để tránh rủi ro.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903.696.333