Với bản quy hoạch Móng Cái đã và đang thực hiện, khu vực này sẽ sớm trở thành cửa ngõ kinh tế, giao thương nổi bật nhất của tỉnh Quảng Ninh khi hàng loạt dự án lớn đang được triển khai tại đây.
Quy hoạch khu KTCK Móng Cái – “vùng trũng” đầu tư của tỉnh Quảng Ninh
Móng Cái sở hữu khu kinh tế cửa khẩu đầu tiên và lớn nhất cả nước. Đây là địa phương duy nhất trên cả nước có lợi thế ven biển, là cửa ngõ thông thương hàng hóa cực kỳ lớn thông qua các cửa khẩu như Bắc Luân I, II, cảng cạn ICD Thành Đạt. Với những lợi thế trên, chính quyền địa phương đã quy hoạch Móng Cái trở thành khu kinh tế cửa khẩu quan trọng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Cụ thể, ngày 16/3/2021, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 368 đồng ý phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040. Theo đó, phạm vi quy mô lập quy hoạch căn cứ theo ranh giới của cửa khẩu Móng Cái với diện tích tự nhiên khoảng 121.197 ha. Dự án bao gồm toàn bộ 17 đơn vị hành chính của thành phố Móng Cái và 5 xã, thị trấn của huyện Hải Hà.
Khu kinh tế được xác định là trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của:
- Vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Hà Nội) – Hải Phòng – Móng Cái – Phong Thành (Trung Quốc)
- Trung tâm KTTMCK, công nghiệp và cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Khu du lịch quốc gia mang tính du lịch biển đảo, thương mại cửa khẩu;
- Đô thị biển hiện đại và bền vững;
- Khu vực có vị trí đặc biệt về chiến lược, quốc phòng, an ninh.
Quy mô dân số của khu kinh tế đến năm 2040 ước đạt khoảng 470 nghìn người. Định hướng phát triển không gian tổng thể của khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái theo 3 hành lang, gồm:
- Hành lang đô thị, dịch vụ dọc quốc l8
- Hành lang du lịch, nông nghiệp và dịch vụ cảng
- Hành lang sinh thái và biên giới
Cùng với đó là 2 vùng phát triển động lực là thành phố Móng Cái và khu đô thị công nghiệp, cảng biển Hải Hà.
Quy hoạch Móng Cái khu KTCK sở hữu cấu trúc phát triển không gian chia thành 5 khu vực chính:
- Khu A – Khu trung tâm thành phố Móng Cái: Phát triển theo cấu trúc vành đai và hướng tâm. Trong đó, phát triển các khu đô thị, dịch vụ tập trung phía Bắc đường ven biển; khu vực phía Nam phát triển hệ thống cảng biển, hậu cần cảng và các khu công nghiệp chế tạo công nghệ cao kết hợp phát triển dịch vụ du lịch cao cấp.
- Khu B – Khu vực Hải Hà: Định hướng phát triển khu công nghiệp Hải Hà theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Khu C – Khu đô thị dịch vụ tích hợp gồm các chức năng: Khu công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics và các dịch vụ công cộng chất lượng cao.
- Khu D – Khu du lịch biển đảo với chức năng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp.
- Khu E – Dịch vụ TM vùng biên và PTNT
Hoàn thiện quy hoạch Móng Cái với hạ tầng giao thông đầu tư đồng bộ
Với quy hoạch Móng Cái được thủ tướng chính phủ phê duyệt, nhiều nhà đầu tư chiến lược như Vingroup, Sun Group, FLC, T&T, Bến Thành Holding,…đã đến nghiên cứu, đề xuất ý tưởng và triển khai đầu tư các dự án quy mô lớn, đột phá. Đã có trên 230 dự án phát triển hạ tầng được triển khai phát triển tại khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Trong đó, đặc biệt là dự án cầu Bắc Luân II.
Sau khi được đưa vào hoạt động năm 2019, cầu Bắc Luân II đã tạo ra những bước tiến đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Bắc Bộ nói chung. Chỉ tính riêng trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II vẫn đạt hơn 2 tỷ đô la Mỹ, trở thành cửa khẩu có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Cùng với đó, để tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội, thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông nhằm thúc đẩy hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu. Trong đó, nổi bật là dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Tuyến cao tốc có chiều dài hơn 80km, thiết kế 4 làn xe chạy, vận tốc tối đa 120km/h, tổng mức đầu tư lên tới hơn 11 nghìn tỷ đồng.
Đây là đoạn tuyến cuối cùng của trục cao tốc dọc tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái. Điểm đầu cao tốc kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; đểm cuối đấu nối với cầu Bắc Luân II. Các hạng mục thi công xây dựng của dự án đang được đẩy nhanh tối đa và sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm 2022. Từ đó, Quảng Ninh sẽ có tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam (gần 200km), kết nối đường bộ từ Thủ đô Hà Nội, qua thành phố Hải Phòng đến Móng Cái, giảm thời gian di chuyển từ thành phố HN đến Móng Cái từ 7 giờ hiện nay xuống chỉ còn 3 giờ; từ sân bay Vân Đồn đến Móng Cái từ 2 giờ xuống 50 phút.
Cùng với đó, bên phía Quảng Tây, Trung Quốc cũng đã đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ từ Đông Hưng vào nội địa bằng các tuyến đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao. Thông qua đó, hình thành một hành lang giao thương thuận lợi nhất trong khu vực. Đây là lợi thế mở ra nhiều cơ hội phát triển mới thực sự đột phá cho khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
Đặc biệt, bản đồ quy hoạch Móng Cái còn có sự xuất hiện của siêu dự án Cảng tổng hợp Vạn Ninh được chính phủ khởi công xây dựng ngày 24/10/2021 với số vốn hơn 15 nghìn tỷ đồng. Dự án tọa lạc tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái. Đây sẽ là siêu cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ kết nối giao thương tối quan trọng giữa khu vực Đông Bắc Á và khối quốc gia ASEAN.
Dự án hoàn thành sẽ góp phần đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cảng biển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy hoạt động logistic, xuất nhập khẩu, giao thương quốc tế, phục vụ cho tuyến đường giao thông huyết mạch này. Thời gian đầu tư, xây dựng dự kiến trong 3 năm, hoàn thành và đưa vào khai thác trong quý 4/2024.
Hàng loạt các dự án giao thông hạ tầng mang tính động lực cũng đang được xây dựng như: tuyến đường kết nối từ cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đến cảng Vạn Ninh dài 9.5km; tuyến đường ven biển liên kết khu kinh tế Vân Đồn với khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, đoạn từ cầu Voi xã Vạn Ninh đến tỉnh lộ 335.
Bản đồ quy hoạch Móng Cái xuất hiện hàng loạt “ông lớn” BĐS
Bên cạnh các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng tại địa bàn Móng Cái, Quảng Ninh, địa phương này còn có sự xuát hiện của rất nhiều các dự án lớn được đề xuất từ các nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể:
Tập đoàn Vingroup đề xuất nghiên cứu đầu tư 3 dự án lớn gồm: Dự án tổ hợp TTTM liền kề tại khu 3, phường Trần Phú; Dự án lập quy hoạch chi tiết khu đô thị 2 bên đường dẫn cầu Bắc Luân 2 diện tích 116 ha; Và dự án khu phức hợp đô thị công nghiệp dịch vụ và logistic phía Đông cầu Bắc Luân III tại phường Hải Hòa 199ha.
Vingroup dự kiến đầu tư trên 3400 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ xe ô tô cung cấp cho Vinfast và các doanh nghiệp khác. Mới đây nhất, Vingroup đã công bố khởi công dự án Vinhomes Móng Cái (Vinhomes Golden Avenue) vào ngày 28/02/2022.
Tập đoàn FLC đề xuất nghiên cứu đầu tư 4 dự án gồm: Dự án xây dựng khu đô thị mới Ninh Dương tại phường Ninh Dương quy mô trên 846ha; 2 dự án quần thể khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp FLC Trà Cổ 1 và 2 có quy mô trên 1497ha; Và dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái FAM tại xã Hải Đông, Hải Tiến và phường Hải Yên, diện tích 537.6ha.
Tập đoàn Sun Group với dự án lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị kết nối cầu Bắc Luân I và cầu Bắc Luân II tại phường Hải Hòa, diện tích 65ha và dự án tại nút giao cao tốc và đường dẫn cầu Bắc Luân II 67ha.
Lời kết
Với những yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, cùng với bản đồ quy hoạch Móng Cái đang ngày càng hoàn thiện, địa phương này đang là điểm đến yêu thích của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn khi rót vốn vào nơi đây, tạo ra những cơ hội mới, vận hội mới để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một cửa ngõ năng động, đóng góp tích cực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Xem thêm: