Indochine là một phong cách kiến trúc quen thuộc có ở các công trình mà Pháp để lại Việt Nam. Phong cách Indochine có sự kết hợp độc đáo giữa nét tinh tế, hoài cổ truyền thống của Á Đông với sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp. Tìm hiểu rõ hơn về phong cách kiến trúc này trong bài viết.
Phong cách Indochine là gì?
Phong cách kiến trúc Indochine được người Pháp sáng tạo vào khoảng thế kỷ 20, với đặc trưng là sự kết hợp kiến trúc Pháp với những nét riêng trong văn hoá, địa lý tại Việt Nam. Cụ thể, Indochine hoà trộn dấu ấn kiến trúc tân cổ điển Pháp, sử dụng chất liệu truyền thống Á Đông.
Mặc dù là sự kết hợp giữa hai nền văn hoá trái ngược, song phong cách thiết kế Indochine không tạo nên sự tương phản, thậm chí còn mở ra một triết lý mỹ thuật độc đáo và hoàn toàn mới.
Nhìn vào các công trình kiến trúc Indochine tại Việt Nam có thể thấy, các kiến trúc sư đã vô cùng dụng tâm khi “nhiệt đới hoá” bản vẽ Pháp để phù hợp với môi trường, văn hoá Việt Nam. Đến nay, phong cách nội thất Indochine vẫn được ứng dụng vô cùng phổ biến trong trang trí nhà cửa và xây dựng.
Đặc điểm chủ đạo phong cách Indochine
Phong cách nội thất Indochine có nhiều đặc điểm riêng biệt, dễ nhận thấy, không hề trộn lẫn với bất kỳ phong cách kiến trúc nào khác.
Nguyên vật liệu chủ đạo là gỗ, mây, tre, gạch
Để tạo hình một không gian nội thất phong cách Indochine, gỗ – mây- tre – gạch là những nguyên vật liệu không thể thiếu.
Gỗ: Trong không gian Indochine, gỗ thường được phủ lớp sơn đen, kết hợp vật liệu mây tre đan để tạo nên sự sang trọng, đẳng cấp nhưng không kém phần tinh tế, hài hoà. Nguyên liệu này được sử dụng cho các hạng mục như cửam sàn và trần nhà, bàn ghế, giường, tủ, khung kết cấu, các chi tiết trang trí…
Tre, mây: Tre, mây có khả năng chống mối mọt tốt, dẻo và có độ bền cao. Trong một không gian nội thất Indochine, vật liệu này được sử dụng để làm vách ngăn, đồ trang trí… nhờ ưu điểm dễ tạo hình, mềm mại, đem tới cảm giác thư thái, dễ chịu, đồng thời toát lên sự mộc mạc, bình dị của con người Việt Nam.
Gạch bông, gạch nung: Các loại gạch được sử dụng để lát nền, tạo điểm nhấn sang trọng, ấn tượng và đầy tính nghệ thuật cho công trình thiết kế Indochine. Bên cạnh đó, kiến trúc cột chống đầm, cột ốp gạch nung cũng là một nét đặc sắc của phong cách này.
Ngoài nguyên vật liệu đặc trưng là gỗ tự nhiên, tre, gạch, kiến trúc sư hiện nay còn ứng dụng thêm các vật liệu hiện đại vào thiết kế nội thất nhà ở nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa, đúng chất Indochine.
Phong cách Indochine sử dụng chủ yếu gam màu trung tính
Phong cách nội thất Indochine ghi đậm dấu ấn thẩm mỹ riêng nhờ những gam màu trung tính, mang hơi hướng hoài cổ như màu đen, vàng, nâu, trắng… kết hợp với đó là những màu sắc của chất liệu thô như gỗ, tre, mây, gạch… Đây được xem là nét đặc trưng không dễ trộn lẫn của phong cách độc đáo này.
Hoạ tiết trang trí mang màu sắc văn hoá bản địa
Ngoài màu sắc, chất liệu, phong cách Indochine còn chú trọng tới các hoạ tiết trang trí. Phong cách này nổi bật với những hoạ tiết mang đậm màu sắc văn hoá bản địa như hoạ tiết tứ linh (long, ly, quy, phượng), chi tiết hoa văn thời Đông Sơn, hoa lá cách liệu, tĩnh vật…
Ngoài ra, tượng Phật, đồ gốm cũng xuất hiện khá phổ biến trong không gian Indochine. Trong đó nhiều hoa văn, hoạ tiết đã trở thành biểu tượng của kiến trúc Indochine, được ứng dụng trong trang trí trần nhà, sàn, vách ngăn, nội thất…
Cách thiết kế nhà phong cách Indochine
Ngày nay, những công trình kiến trúc mang phong cách thiết kế Indochine vẫn còn trên những con phố, nhà cổ ở Hà Nội, Hội An, Huế. Nhiều người vẫn thương ví von Indochine là “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”. “Nụ hôn kiểu Pháp” vốn là đặc điểm nổi bật của người Pháp: mãnh liệt, nồng nàn, tinh tế, sang trọng và cũng chính là yếu tố “Tây” trong phong cách Đông Dương.
Để vận dụng kiến trúc Indochine trong thiết kế, gia chủ cần có mắt thẩm mỹ tính tế, để kết hợp được nội thất và ánh sáng tự nhiên một cách hài hòa. Những họa tiết như con tiện, kỷ hà, phù điêu, nội thất bằng mây, tre đan,… phối cùng màu kem trắng, nâu trầm sẽ thể hiện được sự quý phái, vẻ đẹp lâu bền cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, các vật dụng như đèn trần, giường, sofa… cần được sắp xếp tài tình để đảm bảo tính tiện dụng, đồng thời vẫn giữ nguyên vẻ đẹp phong cách Indochine.
Điều dễ nhận thấy nhất ở kiến trúc Indochine là sự tinh tế trong không gian mở, trần nhà cao, khung cửa sổ rộng luôn tràn ngập ánh sáng. Một căn nhà thoáng mát nhưng vẫn đảm bảo sự ấm cúng bằng màu sắc trung tính được người Việt vô cùng ưa chuộng.
Độc đáo toà căn hộ phong cách Indochine đầu tiên tại Hà Nội
Phong cách kiến trúc Indochine phù hợp với gu thẩm mỹ của đông đảo người Việt. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn hiện nay, các phong cách thiết kế hiện đại đang ngày càng trở nên lấn át, rất khó để có thể tìm được những không gian ấm cúng, tinh tế và sang trọng Indochine.
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sắp tới đây chủ đầu tư dự án Vinhomes Smart City sẽ mở bán phân khu The Tonkin với 2 toà căn hộ chung cư mang đậm màu sắc thiết kế Indochine. Với The Tonkin, Vingroup mong muốn có thể tái hiện một góc Hà Nội thời xưa, vừa có dấu ấn kiến trúc Pháp, vừa in đậm văn hoá Việt.
Không chỉ có cảnh quan, thiết kế độc đáo, The Tonkin còn sở hữu chuỗi tiện ích đẳng cấp như tháp đồng hồ The Goddess, giàn cảnh quan The Muse, khu tiểu cảnh Champa Wave, đường dạo Bamboo Path, hồ bơi Indochine Resort rộng 1.000m2… Tất cả sẽ mang đến một cuộc sống khác biệt và đẳng cấp cho cư dân.
Có thể thấy, trải qua chặng đường dài của lịch sử, phong cách Indochine vẫn ghi điểm trong con mắt thẩm mỹ của người Việt Nam. Vẻ đẹp của kiến trúc Indochine chắc chắn vẫn sẽ tồn tại bền lâu và ngày càng được ưa chuộng hơn nữa.
Xem thêm: