Trước làn sóng đổ bộ của các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp bất động sản trong nước cũng nhanh chân nắm bắt cơ hội, trong 2 năm nay gấp rút đầu tư hàng trăm triệu USD vào thị trường bất động sản Thanh Hóa đang phát triển mạnh mẽ.
Bức tranh đầu tư vào Thanh Hóa nhộn nhịp
Thanh Hóa trong những năm gần đây nổi lên là “thiên đường” đầu tư bất động sản, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo giới chuyên gia cho biết, mặc dù đại dịch Covid 19 vẫn đang diễn ra phức tạp nhưng rất nhiều “ông lớn” trong ngành vẫn đang liên tục xúc tiến các thủ tục đầu tư vào xứ Thanh.
Một trong những yếu tố khiến cho thị trường bất động sản Thanh Hóa nhộn nhịp những năm gần đây được lý giải là do chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư với chính sách thông thoáng, các ý tưởng sản xuất, kinh doanh được hiện thực hóa “thần tốc”,… Chính những lý do ấy đã bồi đắp lòng tin của doanh nghiệp và tạo nên cảnh hàng loạt các “đại gia” kinh tế đang xếp hàng để được vào Thanh Hóa.
Đặc biệt hơn, Thanh Hóa với vị trí đắc địa, hạ tầng cơ sở đồng bộ, hoàn thiện và không ngừng được nâng cấp cùng tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt những năm gần đây được đánh giá là một trong 4 trụ cột, góp mặt cùng Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo nên tứ giác phát triển khu vực miền Bắc Việt Nam.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, Thanh Hóa đã thu hút được hơn 1000 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đăng ký lên tới gần 115 nghìn tỷ đồng và gần 3,6 tỷ đô la Mỹ. Nhiều dự án của các “ông trùm” bất động sản trong nước cũng đã đi vào hoạt động tại Thanh Hóa, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, bất động sản của vùng.
Các “ông lớn” đua nhau đổ bộ
Nắm bắt được thời cơ “ngàn vàng” đầu tư vào thị trường Thanh Hóa, nhiều “ông lớn” đã và đang có mặt tại đây với hàng loạt các dự án nghìn tỷ như Vingroup, Sun Group, FLC, Flamingo, T&T, BRG, TNG Holdings Vietnam, Euro window,….
Cụ thể, Vingroup đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ với ý tưởng mang cả hệ sinh thái về xứ Thanh. Các dự án nổi bật của “ông lớn” này tại Thanh Hóa có thể kể đến như: Thành phố Châu Âu Vinhomes Star City với số vốn đầu tư hơn 11.600 tỷ đã đi và bán hàng và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện; dự án Vincom Shophouse Thanh Hóa với số vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đã hoàn thành; mới đây nhất là dự án Vinhomes Hồ Thành đã được duyệt quy hoạch 1/500 và chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trong khi đó, Sun Group cũng không hề kém cạnh với loạt dự án góp phần đặt thước đo mới cho bất động sản xứ Thanh. Nổi bật là dự án tại Sầm Sơn đã khởi công xây dựng với vốn đầu tư giai đoạn 1 là 1 tỷ đô la Mỹ; dự án Bến En với số vốn đầu tư gần 10 nghìn tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào tháng 12/2021; Dự án KĐT Khoáng nóng Quảng Yên đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đang lập quy hoạch 1/2000; Dự án KĐT Đông Nam TP Thanh Hóa, đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đang lập quy hoạch chung; Dự án KĐT công nghiệp Tây TP Thanh Hóa (Đông Sơn), đã chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bên cạnh Vingroup và Sun Group, FLC cũng mang đến rất nhiều công trình, góp phần “tô sắc” cho thị trường bất động sản vốn đang nhộn nhịp của xứ Thanh. Với dự án FLC Sầm Sơn 2 giai đoạn, hiện đã được giải ngân 12.000 tỷ đồng đã góp phần làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa, đưa Sầm Sơn lên thành phố.
Ngoài ra, “ông lớn” này còn thay đổi diện mạo BĐS Thanh Hóa với hàng loạt các dự án khác như: Đầu tư 14 hubway, cải tạo bờ biển, bãi cát; nhà máy gạch Tuynel FLC Đò Lèn; Nhà máy khai thác đá Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản FLC AMD; Khu dân cư FLC complex. Đặc biệt, FLC vừa kí biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng vào Dự án Khu phức hợp dịch vụ hàng không, đô thị du lịch nghỉ dưỡng, công nghệ cao tại huyện Thọ Xuân.
Cùng với 3 ông lớn trên, Thanh Hóa cũng ghi nhận sự xuất hiện của rất nhiều các dự án nghìn tỷ được đầu tư bởi những tập đoàn bất động sản lớn trong nước khác. Cụ thể, dự án tại Linh Trường và Hoằng Hóa của Tập đoàn Flamingo; Khu du lịch sinh thái Tân Dân đã khởi công với số vốn hơn 3660 tỷ và Dự án đô thị du lịch Khu vực Hàm Rồng – Núi Đọ (quy mô hơn 4.000ha) đã chấp thuận ý tưởng của Tập đoàn T&T. Hay tập đoàn BRG cũng “góp vui” với dự án Khu đô thị ven biển xã Quảng Nham và Quảng Thạch có quy mô 546 ha; tập đoàn TNT Holdings Vietnam dự kiến rót 11.000 tỷ đồng vào hai dự án trọng điểm khu A và Euro Window với dự án Euro Window Garden City đã hoàn thiện.
Với hàng loạt những dự án nghìn tỷ của các doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước như Vingroup, Sun Group, FLC,… như những con “đại bàng” giúp Thanh Hóa “cất cánh” lớn mạnh. Đặc biệt, những dự án này cũng góp phần tạo dựng các giá trị mới, nâng cao vị thế, cũng như sức cạnh tranh cho vùng đất Bắc Trung Bộ này.
Xem thêm: