Thời gian gần đây, bất động sản tăng giá liên tục trong thời gian với pham vi lan rộng ra cả nước. Vậy nguyên nhân khiến đất sốt giá? Và những tồn đọng khi đất tăng giá ồ ạt là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư.
Các phân khúc bất động sản tăng giá đồng loạt
Thị trường BĐS từ quý 1 năm 2022, giá giao dịch đất bình quần đều có xu hướng tăng. Đặc biệt, tại 8 khu vực như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu giá đất có dấu hiệu tăng mạnh.
Bất động sản tăng giá kéo theo giá cho thuê nhà tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng tăng nhẹ.
Hiện tại, theo báo cáo thị trường, giá căn hộ chung cư tại thủ đô Hà Nội tăng 1.53%, nhà ở riêng lẻ tăng 2.24%, đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2.85%. Còn đối với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, TP. Hồ Chí Minh, căn hộ chung cư tăng 2.48%; nhà ở riêng lẻ tăng 2%, đất nền xây nhà ở tăng 3.6%. Có thể thấy, loại hình đất nền xây nhà và đất nền dự án có mức độ tăng mạnh ở nhiều tỉnh thành.
Trong đó, miền Bắc nước ta, bất động sản thổ cư Bắc Giang giá rao bán tăng 35%, theo sau là Hải Phòng với giá tăng tới 29% so với trung bình năm 2021. Bên cạnh các thành phố trên, các tỉnh khác như Bắc Ninh. Quảng Ninh lần lượt ghi nhận giá tăng lên 16% và 20%.
Còn tại thủ đô Hà Nội, bất động sản tăng giá “lập đỉnh” taị huyện Chương Mỹ (tăng 74% so với năm 2021). Đây là mức giá tăng cao nhất khu vực miền Bắc, đồng thời cao nhất cả nước. Các quận huyện khác nằm trong khu vực Hà Nội cũng tăng cao như Đông Anh tăng 20%, Gia Lâm tăng 21%, Quốc Oai tăng 26%…
Thị trường bất động sản miền Trung, giá đất nề rao bán ở Thanh Hóa được ghi nhận tăng 35%, Khánh Hòa tăng 26% và Bình Thuận tăng 13%. Còn đối với các tỉnh là thủ phủ du lịch như Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng giá bán biến động mạnh từ 32% – 41%.
Bất động sản khu vực phía Nam cũng không nằm ngoài cuộc chơi, đất nền khu vực Hồ Chí Minh vô cùng sôi động, còn các vùng ven mức độ quan tâm đất nền ở Củ Chi, Bình Chánh cũng lần lượt tăng 25% và 10%. Đất vùng Đông Nam Bộ cũng xảy ra tình trạng tương tự nhưng chỉ tăng từ 7% -12%.
Các yếu tố giúp bất động sản tăng giá
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong khi các ngành kinh doanh, dịch vụ nhìn chung đều gặp rủi ro, đặc biệt là sau biến cố bất ngờ về địa chính trị, bất động sản Việt Nam vẫn là thị trường thu hút dòng tiền mạnh mẽ.
Cụ thể, trong quý 1 năm nay, bất động sản đã vươn lên vị trí thứ 2 về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt gần 600 triệu USD.
Lý giải về tình hình bất động sản tăng giá trên phạm vi rộng và thu hút vốn đầu tư mạnh như hiện nay, VARS nhận định là do sự hội tụ của bốn yếu tố bao gồm: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư công, triển khai gói hỗ trợ và nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định.
Các cơ sở hạ tầng Việt Nma ngày càng được hoàn thiện, nhất là tại các thành phố lớn, trung tâm kinh tế và khu vực du lịch. Các đường cao tốc, sân bay đóng vai trò đáng kể trong việc nâng cao giá trị bất động sản.
Yếu tố thứ hai góp phần giúp bất động sản tăng giá là chính sách đẩy mạnh đẩu tư công. Việc này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nói chung và thị trường bất động sản tăng giá nói riêng.
Chỉ tính riêng báo cáo của Bộ Giao thông vận tải trong quý 1/2022 đã giải ngân 7.500 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng quan trọng trên cả nước. Dự kiến trong năm 2022 sẽ giải ngân khoảng 50.300 tỷ đồng, tập trung nguồn lực, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, khu vực và quốc tế. Đặc biệt chú trọng dự án Cao tốc Bắc – Nam, Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Cảng hàng không Long Thành cùng một số tuyến đường sắt Hà Nội – Hồ Chí Minh.
Yếu tố thứ ba giúp bất động sản tăng giá chính là gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, trong đó gần 114.000 tỷ đồng dành cho các dự án hạ tầng, 110.00 tỷ dành cho các chính sách ưu đãi doanh nghiệp tạo động lực tổng hợp thúc đẩy nền kinh tế sớm phục hồi, cải thiện sức mua của người dân và từ đó thúc đẩy thị trường BĐS phát triển bền vững.
Theo VARS, động lực thứ tư của bất động sản nước ta dựa vào việc Việt Nam được đánh giá là quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định, tạo nên sức cạnh tranh đáng kể. Trong những được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mảng bất động sản đã chứng minh tiềm năng của mình, tăng trưởng đều đặn suốt thời gian qua.
Với 4 nguồn động lực to lớn trên, thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục triển vọng tích cực trog 20 năm tới do mức độ đô thị hóa nước ta còn thấp và đang diễn ra mạnh mẽ, hạ tầng cơ bản còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Những tồn đọng khi đất tăng giá ồ ạt
Tuy nhiên, bất động sản tăng giá dẫn đến nhiều tồn đọng như đội giá đất nên quá cao so với giá trị thực, sốt ảo, nhà ở xã hội cung nhỏ giọt, hàng loạt dự án đắp chiếu do vướng mắc về mặt hành chính. Nghiêm trọng hơn, giá nhà tăng cao sẽ ảnh hưởng đến Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và việc triển khai các dự án của các địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hiện nay, cụ thể là hoạt động sàn giao dịch BĐS chưa đảm bảo việc quản lý, chưa có biện pháp hiệu quả trong việc phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt (có hiện tượng cấu kết “ôm hàng”, làm giá, tạo sóng, ăn chênh, thổi giá…).
Lời kết
Việc bất động sản tăng giá sẽ còn tiếp diễn tích cực trong khoảng thời gian tới nhờ nhiều chính sách hỗ trợ và phát triển của nhà nước. Dù vậy, các nhà đầu tư vấn nên cẩn trọng khi xuống tiền, tránh gặp phải tình trạng bị hét giá, mua phải đất không đảm bảo pháp lý và đất không có giá trị thực…
Xem thêm:
- Thị trường bất động sản năm 2022: 4 yếu tố tác động
- Du lịch phục hồi, BĐS nghỉ dưỡng có dấu hiệu khởi sắc
- Dự đoán phân khúc bất động sản dẫn dắt thị trường năm 2022
- Bí quyết kiếm tiền từ bất động sản nhanh chóng, an toàn